Lịch sử Lãnh_thổ_Ủy_trị_Nam_Dương

Lịch sử ban đầu

Theo các điều khoản của Đồng minh Anh-Nhật, sau khi bắt đầu Thế chiến I, Nhật Bản tuyên chiến với Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1914 và tham gia trong một hoạt động chung với quân Anh trong trận Thanh Đảo để chiếm các khu định cư Đức tại tỉnh Sơn Đông. Hải quân Đế quốc Nhật Bản được giao nhiệm vụ đuổi theo và phá hủy Hạm đội Đông Á của Đức và bảo vệ các tuyến thương mại hàng hải của Đồng Minh tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong quá trình này, hải quân Nhật đã chiếm giữ các thuộc địa của Đức tại Quần đảo Mariana, Quần đảo Caroline, Quần đảo Marshall và nhóm Palau, và hầu như không gặp phải kháng cự vào tháng 10 năm 1914.

Sau khi kết thúc Thế chiến I, Hiệp ước Versailles chính thức công nhận việc Nhật Bản chiếm đóng các thuộc địa cũ của Đức tại Micronesia phía bắc xích đạo, và Nhật Bản được trao quyền úy thác hạng C của Hội Quốc Liên.

Phù hợp với các điều khoản ủy thác, Nhật Bản đã tìm cách hợp nhất các hòn đảo thành một phần lãnh thổ của đế quốc, gắn với các chương trình phát triển kinh tế và di dân một cách tích cực. Người Nhật, Người Lưu CầuNgười Triều Tiên nhập cư cuối cùng đã vượt lên và gấp đôi dân số bản địa của các đảo.

Chiến tranh Thái Bình Dương

Trong thập niên 1930, hải quân Nhật Bản bắt đầu xây dựng các cảng hàng không, công sự, cảng và các dự án quân sự khác tại các đảo dưới quyền kiểm soát theo Uỷ thác, xem các hòn đảo như các "tàu sân bay không bao giờ chìm" với một vai trò quan trọng trong việc phòng thủ quần đảo Nhật Bản chống lại cuộc xâm lược tiềm tàng của Hoa Kỳ. Chúng cũng trở thành các công trình mặt đất quan trọng phục vụ cho các chiến dịch không quân và hải quân trong chiến tranh Thái Bình Dương. Các công trình này được xây dựng trong bí mật, song đây không phải là một hành vi vi phạm trực tiếp Hiệp ước hải quân Washington do hiệp ước này có các điều khoản riêng trong Điều XIX, không áp dụng đối với các Quần đảo Ủy thác.

Ngoài tầm quan trọng về hải quân, Lục quân Đế quốc Nhật Bản còn tận dụng các đảo để hỗ trợ các biệt đội hàng không và trên bộ. Chiến lược "nhảy cóc" do quân đội sử dụng đã khiến Nhật Bản dần đánh mất quyền kiểm soát tất cả các đảo từ năm 1943 đến 1945.

Uỷ thác của Hội Quốc Liên đã chính thức bị Liên Hiệp Quốc thu hồi vào tháng 7 năm 1947, và Hoa Kỳ thực hiện trách nhiệm quản lý các hòn đảo theo một thỏa thuận Uỷ thác của Liên Hiệp Quốc và lập nên Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương.